Sunday, September 30, 2018

Nghiên cứu chuyên sâu về nền tảng tư tưởng triết học của Cao Đài giáo (hay đạo Cao Đài) ở Tây Ninh



Lời mở đầu
Khi nhận được yêu cầu làm một bài tiểu luận bản thân em đã rất phân vân. Sinh ra và lớn lên ở Tây Ninh, điều đầu tiên em nghĩ đến là sẽ làm về đề tài triết học của đạo Cao Đài. Thật sự mà nói không có nhiều bài viết nói về triết học đạo Cao Đài. Về cơ bản, Cao Đài giáo không tự sáng tạo ra những tư tưởng triết học riêng cho mình mà chỉ kế thừa, chắt lọc và bổ sung thêm từ những tư tưởng triết học đã có trước đây sao cho phù hợp với xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Trong suốt quá trình làm bài luận, em gặp không ít khó khăn vì nguồn tài liệu tham khảo vô cùng hạn hẹp có chăng là chỉ nói thuần túy về quá trình hình thành và phát triền của đạo Cao Đài ở Việt Nam. Những tưởng bản thân sẽ phải thay đổi đề tài vì lượng kiến thức hạn hẹp về triết học cũng như nguồn tài liệu tham khảo. Nhưng thiết nghĩ làm những cái đã có nhiều thì điều đó không phải là điều bản thân mong muốn, một ý tưởng luôn thôi thúc đó là làm một bài tiểu luận thực tế để hiểu hơn về một đạo giáo ở Tây Ninh. Hi vọng những vấn đề gom nhặt được từ nhiều nguồn tư liệu và hiểu biết nhỏ nhoi của bản thân trong bài luận này sẽ giúp mọi người có cái nhìn rõ hơn về một tôn giáo được thành lập ngay trên mảnh đất Việt Nam. Đây điều là những kiến thức được sưu tầm, tổng hợp, sắp xếp và chỉnh sữa lại một cách có hệ thống (vì bản thân thật sự không có nhiều kiến thức về Triết học Cao Đài giáo). Ngay từ ban đầu em đã định đặt cho tiêu đề bài luận là “Sự hình thành và phát triển của triết học Cao Đài giáo ở Việt Nam” nhưng ngẫm thấy ở Việt Nam nói chung và Cao Đài giáo nói riêng chưa thật sự có một tư tưởng triết học nào được hình thành. Chúng ta chỉ tiếp thu các nền tảng tư tưởng triết học đến từ các quốc gia khác và sáng tạo ra những triết lý cho mình. Chính vì lý do này em đã đổi tiêu đề bài luận thành “Tìm hiểu về nền tảng tư tưởng triết học của Cao Đài giáo”. Bản thân mong muốn bài luận này cũng sẽ giúp các tín đồ của Cao Đài giáo hiểu rõ hơn về đạo của mình, nhìn Đạo thông qua đôi mắt của triết học chứ không phải các phong tục, nghi lễ hằng ngày. Là một người con của gia đình có truyền thống theo đạo Cao Đài từ rất lâu bản thân nhận thấy, những tư tưởng của đạo chưa thật sự ăn sâu và lan rộng vào trong quần chúng. Mọi người theo đạo như một lẽ dĩ nhiên phải như thế (Các tôn giáo khác không thật sự phát triển ở Tây Ninh), một phần con người cũng mong muốn khi mất đi được nghe kinh được ra đi một cách nhẹ nhàng, thanh thản. Lời cuối cùng hi vọng những nghiên cứu trong một khoảng thời gian hạn hẹp sẽ giúp những tín đồ cũng như những người yêu mến đạo Cao Đài có cái nhìn tổng quan hơn về tư tưởng triết học của đạo.
Tác giả
Trần Văn Trọng



Mục lục
Lời mở đầu 1
Mục lục 2
Mục lục hình ảnh 3
Chương 1: Sự hình thành nền tảng tư tưởng của triết học Cao Đài giáo 4
1.1 Tình hình kinh tế chính trị. 4
1.2 Tình hình tôn giáo trong nước và sự hình thành tư tưởng triết học của Cao Đài giáo. 4
Chương 2: Nội dung triết học Cao Đài giáo 8
2.1 Tổng quan về triết học Cao Đài giáo 8
2.2 Thế giới quan và nhân sinh quan của đạo Cao Đài 9
2.3 Tư tưởng triết học phật giáo ảnh hưởng đến Cao Đài giáo 13
2.4 Tư tưởng triết học Nho giáo ảnh hưởng đến Cao Đài giáo 16
2.5 Tư tưởng triết học Lão giáo ảnh hưởng đến Cao Đài giáo 18
Chương 3: Ảnh hưởng của triết học Cao Đài Giáo đến xã hội 20
3.1 Tác động đến lối sống đạo đức 20
Tài liệu tham khảo 27









Mục lục hình ảnh

Hình 1.1 Tình cảnh người nông dân Việt Nam thời kì Pháp thuộc.
6
Hình 1.2 Cao đài là đạo của những người dân thuộc địa với hi vọng “được cộng hưởng cuộc sống hòa bình như buổi trước”.
7
Hình 2.1 Ba nền tảng tư tưởng triết học chính của Cao Đài giáo.
9
Hình 2.2 Triết học Cao Đài cho rằng “Thầy” là người đã sinh ra muôn loài.
10
Hình 3.1 Tư tưởng triết học Cao Đài ngày nay vẫn giữ được niềm tin trong nhân dân.
21



















Chương 1
SỰ HÌNH THÀNH NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC
CAO ĐÀI GIÁO

  1. Tình hình kinh tế chính trị.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 –1918) thực dân Pháp tuy là người thắng trận nhưng lại lâm vào tình trạng bế tắc và khủng hoảng kinh tế do chiến tranh tạo ra. Thực dân Pháp đã tập trung khai thác các nước thuộc địa, nhằm phần nào bù đắp sự thiếu hụt quá lớn của mình. Chúng đã khai thác Đông Dương và trong đó Việt Nam là nơi chúng tập trung cao độ nhất. Hàng loạt các chính sách vơ vét bóc lột về kinh tế, áp bức thống trị và nô dịch đã diễn ra; cảnh” sưu cao thuế nặng “đã đổ lên đầu nhân dân ta rất cực khổ; Chính sách thuế khóa nặng nề, hàng trăm thứ thuế bất công được đặt ra, các độc quyền rượu, thuốc phiện, muối, vừa thâm độc vừa tàn ác, vừa đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân khố thực dân Pháp và đầu độc dân ta về thể xác lẫn tinh thần. Chính sách thuế nặng nề, cộng với nạn cho vay nặng lãi mà thủ phạm chính là ngân hàng Đông Dương của chủ nghĩa tư bản tài chính Pháp đã bao trùm lên làng quê Việt Nam như một bệnh dịch khủng khiếp. Nông dân mất đất, một số ít vào nhà máy, xí nghiệp hầm mỏ đồn điền của Pháp và của một số tư bản Việt Nam để bán sức lao động trở thành người công nhân, còn đại đa số trở thành những tá điền bán sức lao động ngay trên mảnh đất của chính mình trước đây, hoặc lang thang vất vưởng không có việc làm. Hàng triệu hecta đất bị chiếm đã làm nhân dân vốn khổ cực lại thêm bần cùng; một mặt thì họ chống chọi với thiên nhiên tai ách; một mặt họ phải chống chọi với bao tầng áp bức bóc lột của bọn địa chủ phong kiến. Chính điều đó đã dẫn con người đến sự bất mản, cơ cực. Người dân không có điều kiện học hành mà luôn luôn lầm than trong kiếp nô lệ. Tất cả các giai cấp trong xã hội Việt Nam lúc đó tuy mức độ khác nhau, hoặc ít hoặc nhiều có mâu thuẫn với thực dân Pháp. Mâu thuẫn cơ bản trong thời kỳ này là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ. Nhưng mâu thuẫn nổi lên, mâu thuẫn chủ yếu vẫn là giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với bọn đế quốc xâm lược Pháp. Đứng trước tình hình đó thì cảnh “tức nước vỡ bờ” đã đến. Người dân không còn chịu đựng được nỗi cơ cực bất công ấy nên họ đã đến với cách mạng, tham gia các phong trào chống Pháp và tay sai, Nhưng do nhiều hạn chế giai cấp mình, nông dân không tự giải phóng được nên các phong trào đều thất bại. Các cuộc đấu tranh của nhân dân đã bị thực dân Pháp dìm trong biển máu.
1.2 Tình hình tôn giáo trong nước và sự hình thành tư tưởng triết học của Cao Đài giáo.
Hầu hết các cuộc đấu tranh đều bị thất bại, người dân bị bế tắc trong cuộc sống và đấu tranh, không còn con đường nào khác họ đã tìm đến tôn giáo, với hy vọng tìm một lối thoát duy nhất là “tinh thần “, cầu mong “đấng thượng đế tối linh” đến an ủi và che chở cho họ. Song, vấn đề là họ phải tìm đến với tôn giáo nào đây ? Khi mà phật giáo trong giai đoạn này cũng lâm vào cảnh trì trệ trong lối sống và hành đạo. Đạo Phật Đại thừa bị suy vị từ mấy thế kỷ trước, nay lại chia rẽ thêm nhiều tông phái, nhất là sự xâm nhập các yếu tố mê tín dị đoan của đạo Lão. Đạo thờ cúng tổ tiên trong đó có đạo ông bà, tuy gần gũi nhưng chưa đủ thỏa mãn tâm linh tôn giáo. Nho giáo thì trở nên lạc hậu và cũ kỹ trước nhân dân đã dẫn đến tình trạng các sĩ phu phải thay đổi quan niệm cũ mà chủ trương: “tân học văn minh nhằm khai dân trí”. Một phần nữa Nho giáo là một học thuyết đạo đức, chính trị chỉ phù hợp với chế độ quân chủ nông nghiệp, đến nay không còn thích hợp với nhân dân Nam Bộ đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với sự phát triển của công nghiệp và xu hướng Âu hóa (do Pháp áp dụng ở Nam kỳ chế độ thuộc địa trực trị) . Còn đạo Thiên Chúa thì gắn liền với kẻ thù xâm lựơc và trở nên xa lạ với truyền thống của nhân dân ta. Bao nhiêu khó khăn chồng chất, trong khi cuộc sống vất vả thiếu thốn, không có điều kiện để học hành; cuộc sống kham khổ luôn gò ép ”tư duy nhận thức” con người trong túp lều xơ xác; dưới gốc cao su vốn phủ đầy xương máu của dân tộc. Chính cuộc sống con người bị động và họ đã mất mát rất nhiếu; không có được những “cái tối thiểu” mà đáng lẽ họ cần phải có. Như vậy, “niềm tin” thực tại đã bị mất, trong khi nhu cầu tín ngưỡng lại quá cao, buộc họ phải tự tạo lập cho mình một hệ thống tôn giáo mới. Đó là Cao Đào giáo, được hình thành và nhận thức dựa trên sự dung hợp từ ba nền tảng giáo lý đương thời: Phật giáo, Lão giáo và Nho giáo, kèm theo một lối tư duy dân tộc, dân gian về tập tục “cầu hồn cầu tiên linh hiển”. Mục đích của Đạo Cao Đài nhằm “làm sao cho nhơn loại được cộng hưởng cuộc hòa bình như buổi trước” (Trích Cơ quan Phổ thông Giáo lý Đại Đạo (2005), Lịch sử Đạo Cao Đài (quyển 1) Khai Đạo từ khởi nguyên đến khai minh, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, tr.290).

Hình 1.1 Tình cảnh người nông dân Việt Nam thời kì Pháp thuộc.
Tham gia trực tiếp vào việc hình thành đạo Cao Đài còn có tục cầu hồn, cầu tiên. Đặc biệt, từ đầu năm 1920, phong trào "Thần linh học" một hình thức mê tín của
các nước phương Tây, tương tự như tục cầu hồn, cầu tiên, đã thâm nhập vào Nam Bộ,
được đông đảo tầng lớp trung lưu: tư sản, địa chủ, tiểu tư sản, công chức đón nhận. Nó nhanh chóng hòa nhập với tục cầu tiên, trở thành phong trào "cầu cơ" - "chấp bút" (gọi 11 tắt là cơ bút) phát triển khá sôi nổi trong những năm 1924 - 1925 - 1926 ở vùng Sài Gòn, Gia Định, Cần Thơ, Mỹ Tho, Tân An... dẫn đến việc ra đời đạo Cao Đài.
Có thể nói sự ra đời và phát triển của đạo Cao Đài ở Nam Bộ vào những năm
đầu thế kỷ XX là do tổng hợp những nguyên nhân. Đó là: sự bế tắc của nhân dân trong cuộc sống; đấu tranh chống thực dân Pháp thất bại do chưa có đường lối chính trị đúng đắn soi đường; sự thoái hóa của các tôn giáo đương thời và truyền thống "tam giáo đồng nguyên". Cộng vào đó, là tục cầu hồn, cầu tiên và sự thâm nhập của tâm linh học... Nếu không có những nguyên nhân trên thì một nhóm tư sản, địa chủ, tiểu tư sản, công chức Pháp - những người sáng lập đạo Cao Đài cũng không thể ra đời và phát triển được. Nhìn chung, đạo Cao Đài ra đời trong bối cảnh lịch sử nhất định và phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng dân cư Nam Bộ dưới chiêu bài hòa bình, tự do, dân chủ.

Hình 1.2 Cao đài là đạo của những người dân thuộc địa với hi vọng “được cộng hưởng cuộc sống hòa bình như buổi trước”.













Chương 2
NỘI DUNG TRIẾT HỌC CAO ĐÀI GIÁO

2.1 Tổng quan về triết học Cao Đài giáo
Chọn mảnh đất miền Nam làm nôi, làm điểm tựa để bật ra thế giới, nên Đạo Cao Đài mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam, ảnh hưởng tinh thần Tam Giáo: Phật, Lão, Nho. Phật giáo mang tinh thần bản địa của Ấn Độ. Lão giáo, Nho giáo cội nguồn triết học phương đông, điều đó không thể biện giải khác được, thông qua Tam giáo.
Như thế, triết học Phương Đông gần đồng nghĩa với Đạo học vì nó phát xuất từ các tôn giáo. Triết học phương Đông đặt vấn đề cơ bản của triết học trong cái nhìn toàn diện, chớ không phân tách chi li như triết học phương Tây. Triết học Hy Lạp thiên về giới tự nhiên hơn con người. Họ tìm hiểu qui luật vũ trụ, nguyên nhân, sự cấu tạo, còn đối với con người họ nhấn mạnh về nhận thức luận. Trái lại, Thần học Cao Đài chú trọng vào Nhơn Đạo rồi Thiên Đạo. Lý trí và tình cảm của người đạo tương quan với trời đất thần linh, xã hội, chính trị, đạo đức. Trong đạo coi trong cái vô hơn cái hữu (vô vi, vô ngôn, vô danh, vô thanh) vì Đạo gần âm dương biến dịch luôn vừa tĩnh vừa động chớ không thường bằng bất biến như triết học Hy Lạp.
Trong Tam giáo mà Đạo Cao Đài thừa kế có tính chọn lọc và phát huy, luôn biến đổi chớ không theo nguyên bản.
Đạo Cao Đài nhìn nhận những nguyên tắc cơ bản của Tam giáo sau đây:
- Phật giáo: Luật nhân quả: nghiệp báo, luân hồi. Tam học: giới định huệ trong đó có bát chánh đạo, ngũ giới cấm. Tam qui, từ bi bác ái, minh tâm kiến tánh.
- Lão giáo: Thuyết Tam bửu, ngũ hành, luyện chơn thoát tục siêu phàm, tu tâm luyện tánh, quan niệm về Đạo.
- Khổng giáo: Thuyết Trung Dung, thuyết biến dịch, Tam cang ngũ thường. Tam đức: trí, nhân, dũng. Tu thân, tề gia … Sự thờ kính tổ tiên. Tồn tâm dưỡng tánh.


Hình 2.1 Ba nền tảng tư tưởng triết học chính của Cao Đài giáo.
Tổng quan, triết học Cao Đài tổng hợp để giải quyết những vấn đề cụ thể vào cuộc đời chứ không phải là những khái niệm trừu tượng hay những giáo lý viễn vông. Thực chất, Giáo lý Cao Đài không thiên duy tâm mà cũng không thiên duy vật, vì tâm và vật không thể tách rời nhau. Tâm vật bình hành mà tương trợ lẫn nhau. Nói một cách khác Thiên Đạo và Thế Đạo không là hai Đạo, Thiên Đạo là chuyển đưa người đời từ nơi phàm tu trở nên chí thiện, chí Thánh. Đạt hàng Thánh trở lại giúp đời (Thế Đạo) đến cảnh Đại Đồng huynh đệ, tạo dựng thiên đàng tại thế.
Tóm lại, Đạo Cao Đài có mục đích qui Tam giáo "mà nhiều người tin tưởng trong tương lai, những luồng tư tưởng này có thể dung hòa thành ý thức hệ kiêm đủ chân thiện mỹ, khả dĩ đem lại cho phương Đông và toàn thể nhân loại một cuộc sống tinh thần cũng như vật chất đầy đủ, tốt đẹp, luôn luôn khai phóng và hướng thượng".
Triết gia Pháp Charles Renouvier cũng đã kêu gọi đồng bào ông hãy quay về tôn thờ triết học phương Đông … mà Việt Nam là nơi tập trung. "Luồng tư tưởng lớn Ấn độ nằm trong Bà La môn giáo và Phật giáo; luồng tư tưởng lớn Trung Hoa nằm trong Khổng Giáo và Lão giáo. Điểm đặc biệt nhất là cả hai luồng tư tưởng lớn này đều hướng về Việt Nam, tập trung nơi đây, thăng hoa và phát triển đến cao độ, khiến nước này có cái thế vươn mình xa rộng khắp Đông Nam Á".
  1. Thế giới quan và nhân sinh quan của đạo Cao Đài.

Hình 2.2 Triết học Cao Đài cho rằng “Thầy” là người đã sinh ra muôn loài.
Thế giới quan
Vũ trụ quan Cao Đài là một hệ thống bao gồm hai khái niệm quan trọng là: ”Cơ chế biến sinh vũ trụ và qui luật biến hoá tâm linh”.
Triết học Cao Đài giáo về cơ bản thuộc chủ nghĩa duy tâm khách quan khi cho rằng: ”Ngọc Hoàng thượng đế đã tự xưng là thầy, là linh hồn của vũ trụ, đã sinh ra muôn vật. Thượng đế là người đồng nghĩa với thái cực”. Từ “thái cực” thầy phân ra thành lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh ra tứ tượng, tứ tượng sinh ra bát quái rồi bát quái sinh ra muôn vật với tên gọi: “Cao Đài tiên ông đại bồ tát ma ha tát”; thượng đế cứu vớt chúng sanh lần thứ ba thông qua cơ bút. Chính vấn đề tư tưởng này thì thực chất Cao Đài giáo đã tiếp thu và chịu ảnh hưởng của quan điểm Lão Giáo, để áp dụng cho tôn chỉ của mình. Phương pháp cơ bút để các đấng vô hình truyền dạy, các con số linh thiêng như 1 (Thiên Nhãn), 2 (Âm Dương), 3 (Tam giáo), 5 (Ngũ chi), 8 (Bát Quái), 9 (Cửu Trùng), 12 (Thời Quân),... đều chịu ảnh rất lớn từ Lão giáo. Bên cạnh đó triết học Cao Đài giáo còn chịu ảnh hưởng của Nho Giáo và Phật Giáo. Bởi vì Tam giáo có đủ khả năng xây dựng con người chân chính, xã hội an lạc (Nho giáo), dạy con người biết tu dưỡng thể xác và tinh thần để sống thung dung tự tại (Lão giáo), và giải khổ (Phật giáo). Do đó tôn chỉ "Tam giáo quy nguyên" là đường lối để thực hiện mục đích "Thế đạo đại đồng, Thiên đạo giải thoát".Cũng nh­ư các tôn giáo khác, đạo Cao Đài tin vào cái siêu tự nhiên, cái không phục tùng những quy luật khách quan thoát khỏi mối liên hệ phụ thuộc nhân quả. Không chỉ thế mà "Đức Chí Tôn" còn xóa bỏ và tạo ra những quy luật tự nhiên nh­ư: m­ưa, gió, sấm, chớp, sáng, tối... sáng tạo ra nhiều điều mầu nhiệm "huyền bí". Theo quan điểm của chủ nghĩa vô thần khoa học và triết học mác xít thì thế giới tồn tại vô tận và đa dạng, song nó
lại thống nhất ở tính vật chất. Không có thế giới thiên đ­ường địa ngục, nơi cư­ trú của thánh thần, ma quỷ nào cả. Cùng một đối t­ượng phản ánh là thế giới hiện thực, như­ng khoa học và tôn giáo đối lập nhau: khoa học phấn đấu phản ánh ngày càng gần với những gì đang tồn tại, ng­ược lại tôn giáo phản ánh sai lệch, méo mó, biến dạng đi. Những lực l­ượng trần gian bình th­ường lại mang hình thức phi trần gian. Sự thừa nhận lực l­ượng nào đó tạo ra và điều khiển thế giới là nội dung chủ yếu của thế giới quan tôn giáo. Thế giới này là do "Đức Chí Tôn" dung thanh khí, mà tạo ra loài ng­ười và đất, biến thành vạn vật. Vì Đức Chí Tôn là chúa tể vạn loài "có quyền năng vô đối", "Thống ngự vạn linh".
Đạo Cao Đài rõ ràng là giải thích sự hình thành thế giới theo quan điểm duy tâm. Điều khác nhau cơ bản nữa giữa tôn giáo và khoa học Mác – Lênin là tôn giáo giải thích sai lầm về nguyên nhân nỗi khổ và đề ra ph­ương pháp sai lệch tiêu cực. Nếu đạo Ki tô qui nguyên nhân nỗi đau khổ bất hạnh của con ng­ười vào tội tổ tông, "Đạo Phật coi đời là "bể khổ" do "tham, sân, si" và thuyết "luân hồi" thì đạo Cao Đài quan niệm nguyên nhân nỗi khổ đau của chúng sanh là do "loài ng­ười tiến hóa tăng lực mà sinh ra tự đắc tự tôn",
chỉ biết lo cho xác thịt mà thôi, không chuyên lo cho "đệ nhị xác thân và tinh thần, và do tâm lý tập quán của các n­ước, của các sắc dân chi phối nhau, nghịch lẫn nhau, thù địch nhau mà tranh tranh đấu đấu không ngừng, vì thế mà bị "đọa đày" gây nên tr­ờng oan nghiệt cho toàn thế giới. Muốn thoát khỏi đau khổ, xây dựng một cuộc sống hạnh phúc không phải là đấu tranh xóa bỏ chế độ bóc lột mà phải luyện đệ nhị xác thân cho đầy đủ sự tinh khiết, là phải th­ương loài vật, phải th­ương tất cả để chấm dứt cái oan nghiệt ấy... cứu vớt quần sanh thoát khỏi vòng địa lạc hoàn toàn. Quan điểm đó không chỉ nhồi nhét cho con ng­ười một hệ thống quan niệm phản khoa học, mà còn giáo dục ng­ười ta t­ư tưởng coi th­ường mọi cái trên trần gian thế tục coi nh­ư nơi "ăn gởi ở nhờ" do đó mọi vấn đề xã hội đều lùi vào hàng thứ yếu, đẩy con ng­ời vào tình trạng thụ động về mặt xã hội. Đạo Cao Đài ra đời còn có sự hoàn thiện và đóng góp rất đắc lực của công cụ đàn cơ. Đàn cơ, về bản chất là công cụ hoạt động tín ng­ỡng tôn giáo (ở cả ph­ơng Đông và ph­ơng Tây), nhằm mục đích xin (cầu) thần linh ban cho con ng­ời những điều mong muốn hoặc biết đ­ợc sự vận động biến hóa mầu nhiệm (cơ). Vì thế gọi là cầu cơ. Đối với quá trình ra đời và hoàn thiện của đạo Cao Đài, đàn cơ có vai trò hết sức đắc lực mà như­ một số nhà nghiên cứu đã nhận xét: đối với Cao Đài giáo, đàn cơ là sự thiêng liêng, huyền diệu và là linh hồn của đạo, dựa vào cầu cơ để xây dựng cả một hệ thống giáo lý, giáo luật tổ chức và phong các chức sắc của đạo - so với các tôn giáo khác đó là một đặc điểm đặc sắc của đạo Cao Đài.
Trong quyển ”Đại thừa chơn giáo” trang 175 xuất bản năm 1956 có viết: “Trước khi định ngôi thái cực thì trong khoảng không gian ấy thì đang mịt mờ với khí hồng mông. Không gian ấy là vô cực: Trong vô cực lại có một cái lý thiên nhiên tuyệt dịu, tuyệt huyền lại còn có một nguyên khí tự nhiên nữa…”
Lý với khí là âm dương trong buổi hồng nguyên thời đại, lý khí ấy lần lượt ngưng kết nhau mà đông tụ lại thành một ”khối đại linh quang” rất đầy đủ các sự tốt đẹp. Đấy chính là ngôi chúa tể càn khôn của vũ trụ biến hoá ra vậy…”
Như vậy, tư tưởng đã thể hiện một hệ thống âm dương thái cực vận hành trong bản thể vô cực; vạn vật vốn nhất thể từ một khối hư vô lại có nhất nguyên từ một động năng thái cực sinh ra. Đó chính là sự thể nhập của hai khối:” Đại linh quang và tiểu linh quang” trong đạo.

Về mặt tiến hoá tâm linh thì Cao Đào chủ trương: ”Siêu phàm nhập thánh” để tiến hoá tu tập từ chỗ phàm phu đến chỗ thánh thiện. Sự tiến hoá tâm linh là một quá trình thể nhập: ”Hiệp một cùng thầy” để rèn luyện cái gọi là “chơn thuần” của đạo; vượt qua cơ thể vật chất mà hoà nhập với đấng thượng đế siêu nhiên. Như vậy, vũ trụ tâm linh có cuộc tiến hoá phát triển “chơn thuần”từ các vật hạ đẳng đến con người để sau cùng là ”Hiệp nhất với thượng đế”. Có nghĩa rằng: ”Có thầy thì mới có các con, các con có rồi thì mới có chư thần thánh tiên phật là các con… (Thánh ngôn hiệp tuyển, 1973, trang 31,52).

Nhân sinh quan
Nêu lên quan điểm về nhân sinh ở giữa nguồn gốc và cùng đích con người là nhân sinh quan Cao Đài gồm có:
  • Quan niệm về công dụng cõi đời.
  • Quan niệm về nghĩa vụ làm người.
  • Quan niệm về lý tưởng cuộc sống loài người.
Quan niệm về công dụng cõi đời
Đức Chí Tôn dạy: "Vẫn biết thế gian là bể khổ sông mê, nhưng chính thế gian là một chốn học đường của muôn loài vạn vật. Nhờ học đường ấy mà muôn loài vạn vật mới mở mang tiến hóa, sáng suốt tinh thần để tấn bộ trên nấc thang cao thượng". (ĐTCG, sđd, tr.154)
Quan niệm về nghĩa vụ làm người
Đó là những nghĩa vụ nhằm:
  1. Ích nước lợi dân.
  2. Hoàn thiện con người.
  3. Gieo tư tưởng thương yêu hòa hợp đại đồng trong cuộc sống thế giới hiện tại.
  4. Dẫn đường tu giải thoát cho tâm linh tiến hóa.
Quan niệm về lý tưởng của cuộc sống con người
Cao Đài Giáo nêu một xã hội loài người lý tưởng là xã hội "thánh đức" bao gồm đời sống an lạc, xây dựng trên tinh thần nhân bản và có hiệu năng tiến bộ.
Tóm lại, Cao Ðài quan niệm Ðạo lập ra là để cứu rỗi nhơn sinh, nghĩa là Thượng Ðế mở ra con đường cho nhân loại trở về với Thượng Ðế. Nhưng con đường ấy được mở đầu ở ngay tự thân con người và kết quả sẽ nhận được ngay trong cõi đời.
Như thế, nhân sinh quan Cao Ðài nhất trí với vũ trụ quan Cao Ðài ở điểm nhân bản. Nhân bản là bản chất chơn ngã của con người. Nhân bản là tình cảm thiêng liêng mà Thượng Ðế Chí Tôn đã dành cho mỗi con người thể hiện ra bằng nhân tính hay là tình thương.
2.3 Tư tưởng triết học phật giáo ảnh hưởng đến Cao Đài giáo.
Luật nhân quả
Trong quan niệm nhân quả Phật giáo có ba phạm trù cơ bản là nhân, duyên và quả, chúng có mối liên hệ mật thiết và chuyển hóa cho nhau. Với mỗi phạm trù Phật giáo lại có sự phân tích cụ thể, thấu đáo.
Khi nói đến Nhân, Phật giáo cho đây là yếu tố chính, có trước, sản sinh ra cái khác. Nhân ở đây là cái làm khởi lên, tạo ra cái khác. Tuy nhiên Phật giáo nhấn mạnh nhân phải được hiểu là tổng nhân, hợp nhân.
khi nói về nhân quả Phật giáo thừa nhận một hệ thống trong đó các nhân đều tùy thuộc lẫn nhau. Sự tùy thuộc này được gọi là duyên sinh. Phái Nhất thiết hữu bộ là những người đầu tiên đã phân biệt giữa nhân và duyên. Họ lập ra thuyết sáu nhân (năng tác nhân, câu hữu nhân, tương ứng nhân, đồng loại nhân, biến hành nhân, dị thục nhân) và cũng lập ra thuyết bốn duyên (nhân duyên, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên)
Nhân duyên: Nhân là năng lực tác động chính, là điều kiện cần, điều kiện tiên quyết; duyên là điều kiện đủ, là hội nhân, để cho năng lực tác động ấy hình thành. Trong loại này nhân duyên đi liền với nhau, ngoài nhân chính thì duyên ở đây chính là các nhân phụ. Nhân và duyên hợp lại với nhau tạo thành hợp nhân tạo nên quả. Vì vậy không thể thiếu yếu tố nào trong nhân duyên này để sinh ra.

Đẳng vô gián duyên (hay còn gọi là thứ đệ duyên) được định nghĩa là nhân kế cận hay tiếp giáp, nghĩa là tất cả làm nhân làm duyên cho nhau một cách liên tục, không bị giãn cách. Loại duyên này cho thấy mối quan hệ và vai trò của các sự vật trong thế giới. Bản thân mỗi sự vật được hình thành là kết quả của rất nhiều yếu tố, có liên quan đến rất nhiều cái khác; đến lượt nó lại đóng vai trò là nhân, là duyên cho sự nảy sinh ra cái khác.

Sở duyên duyên có nghĩa gốc là leo vào, vin vào, dựa vào, nương vào, vướng vào... Như vậy sở duyên duyên là đối tượng để cái khác nương vào, vịn vào. Sở duyên duyên là duyên thế giới khách quan, yếu tố yểm trợ khách quan. Thế giới khách quan là đối tượng để cho thế giới nội tại khởi sinh sự nhận thức.
Tăng thượng duyên gồm có thuận duyên và nghịch duyên. Thuận duyên là duyên thuận chiều để cho các pháp khởi sinh một cách nhanh chóng từ nhân đến quả. Nghịch duyên là duyên đối kháng làm trở ngại sự sinh trưởng của nhân.

Bốn loại duyên cơ bản này cho thấy Phật giáo đánh giá cao vai trò của duyên trong chuỗi chuyển hóa nhân quả, duyên được xác định là nhân khác tổ hợp với nhân chính để tạo quả. Phật giáo còn cho rằng duyên là yếu tố có thể tác đến nhân theo hai hướng tích cực hoặc tiêu cực nên cũng có thể tác động thuận chiều hoặc nghịch chiều đến quả vậy không thể có nhân hoặc quả cố định và nó cũng chỉ ra cho con người thấy có thể thay đổi chiều hướng tác động của nhân hay chiều hướng biến đổi của quả thông qua quá trình tác động vào duyên.

Khi nói đến Quả. Cùng với nhân và duyên, Phật giáo cũng phân tích về quả và sự tạo quả. Tùy vào tác động của yếu tố duyên vào nhân mà quả cũng có thể rất đa dạng, phong phú. Tuy nhiên trên thực tế từ nhân đến quả còn có các yếu tố duyên xen vào nên tuy quả cùng cấp độ với nhân nhưng vẫn khác nhân. Cũng không nhất thiết một nhân tất yếu đưa đến quả, hay quả phải giống nhân.
Quả như thế nào là do tác động của nhân và duyên, nhân và duyên khác nhau, tác động theo các chiều hướng khác nhau thì quả cũng không thể giống nhau. Nhưng dù có khác biệt thế nào thì quả vẫn là từ nhân và duyên mà hình thành vì vậy sẽ tìm được cơ sở giải thích cho mọi trường hợp hình thành quảTư tưởng nhân quả Phật giáo đứng trên lập trường vô thần với giáo lý Duyên khởi làm nền tảng, do đó mà chỉ ra được tính khách quan, tất yếu, vô tận của chuỗi nhân quả. Giáo lý Duyên khởi cho thấy nhân quả là chuỗi chuyển hóa bất tận, do con người tự gây ra vì vướng vào vòng vô minh, không do thần thánh nào ban cho hay sắp đặt. Muốn chấm dứt nhân quả thì phải chấm dứt chuỗi chuyển hóa của mười hai nhân duyên này. Giáo lý nhân quả dạy cho con người biết chế ngự mọi bất hạnh, ngăn ngừa cái ác trong tâm khởi sinh, khuyến khích cái thiện sinh sôi, xua tan nghiệp quả, đem lại niềm tin cho bản thân, cho người khác và cho xã hội.
Thuyết tam học tức giới, định, huệ.
Giới: bao gồm chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng. Giới là tích cực làm điều thiện tránh điều ác, gồm ngũ giới:
- Không sát sanh.
- Không trộm cắp.
- Không tà dâm.
- Không rượu thịt.
- Không gian dối.
Định: bao gồm chính tinh tiến, chính niệm, chính định. Định là thiền định, tập trung tư tưởng, từ bỏ mê vọng sai lầm, loại trừ hoặc nghiệp.
Huệ: bao gồm chính kiến, chính tư duy. Huệ là chân tâm sáng tỏ để chứng ngộ Tứ Thánh đế.
Minh tâm kiên tánh
Minh tâm là nhận rõ cái bản tâm hay bản tánh chơn thật nói ở trên. Nghĩa là phải biết rõ cái tâm nào chơn thật và cái tâm nào giả dối. Kiến tánh là ngầm nhận hay thấy rõ cái tánh chơn thật của chính mình. Hiện tại mình đang sống cuốn hút theo dòng vô minh vọng động, không phút giây nào tâm thức mình yên cả. Dù mình sẵn có cái bản tánh chơn thật đó, nhưng mình có nhận được đâu. Bởi do không nhận được nên mình cứ mãi bám theo vọng tưởng lăng xăng tạo nghiệp lành dữ để rồi mãi trôi lăn trong dòng sanh tử khổ đau.
Tứ diệu đế
Khổ đế: Là triết lí về cuộc đời và con người là bể khổ.
Tập đế: Là triết lí về nguyên nhân của sự khổ


Nguyên nhân các nỗi khổ là do thập nhị nhân duyên:
Nhân (quá khứ)
1/- Vô minh : bị mê hoặc không thấy vô thường …. HOẶC
2/- Hành : Hành động xấu tạo ra nghiệp …. NGHIỆP
3/- Thức : Ý thức phân biệt.
Khồ - Quả (Hiện Tại)
4/- Danh sắc : Do kết hợp với thâm tâm mà có
5/- Lục nhập : sáu cảm quan
6/- Xúc : Tiếp xúc với ngoại cảnh
Nhân (Hiện Tại)
7/- Thụ : Cảm nhận từ ngoại cảnh
8/- Aùi : Tham ái, dục vọng.
9/- Thủ : Thu về làm của riêng
Khồ - Quả (Vị Lai)
10/- Hữu : Hiện hữu, tồn tại
11/- Sinh : Sinh ra
12/- Lão tử : Già chết
Diệt đế:
Mọi nỗi khô đều có thể tiêu diệt được để đạt được trạng thái niết bàn
Ðạo đế:
Con đường tu đạo để hoàn thiện đạo đức cá nhân, giải thoát nỗi khổ để đạt đến trạng thái hạnh phúc.


2.4 Tư tưởng triết học Nho giáo ảnh hưởng đến Cao Đài giáo.
Đức Khổng Tử đề cao Đạo Trời (Thiên Đạo) và Đạo Người (Nhân Đạo) như trong Thần Học Cao Đài. Đạo Tam Tài: Thiên Địa Nhân thì người là đức của Trời Đất, giữ vai trò trung gian. Con người thể hiện thiên lý, thiên mạng nên có Nhân Đạo. Theo Đức Khổng Tử thì Nhân Đạo phải hợp với Thiên Đạo. Những từ Thiên Đạo, Thiên Mạng, Thiên Lý có khi chỉ ngôi vị Thượng Đế, có khi nguyên lý tối cao, chẳng hạn như :
  • Thiên Địa vạn vật: Thiên đây là Trời đối với Địa là Đất.
  • Hoàng Thiên Thượng Đế: chỉ ngôi vị tối cao thống ngự vạn vật.
  • Thiên mạng chi vị tính: nguyên lý tối cao, luận giải mọi lẽ.
  • Thành bại tại thiên: định mạng do trời chi phối, khó cưỡng lại.
Đức Khổng Tử đã xây dựng hệ thống lý luận hoàn chỉnh, hòa hợp trên dưới, trước sau rất cân đối theo sơ đồ dưới đây:
Thiên Đạo:
  • Thái Cực
  • Âm Dương
  • Thiên Đạo
  • Thiên Lý
  • Thiên Mạng

Nhân Đạo:

  • Tính
  • Tính mạng
  • Đức

Tâm truyền:

- Suất tính chi vị Đạo
- Con người là Đức của Trời
- Cách vật vị trí
- Hành Đạo, đạt Đạo
Công truyền:
  • Chính danh, trung dung
  • Tam cang, ngũ thường
  • Minh minh đức, Tân dân, Chí thiện
  • Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ
Nhờ Thiên Đạo biến hóa ra muôn vật, con người. Thiên mạng giao phó nơi con người gọi là tính. Sống theo tính tự nhiên trời phú gọi là Đạo. Hành đạo theo thói quen của bản tính gọi là đức. Nếu Thiên Đạo có Thiên mạng thì đạo người có tính mạng. Đó là đặc điểm nhân bản trong triết học Khổng giáo, vừa đề cao Trời Đất vừa đề cao con người mà Đạo Cao Đài thừa kế áp dụng triệt để trong Kinh Điển.
Nhân đạo gồm hai mặt tâm truyền (hình nhi thượng siêu hình) và công truyền (hình nhi hạ đời thường).
Về tâm truyền, nhận thức các lý lẽ cao siêu của vạn vật để hiểu rõ bản thể thiên nhiên của Trời Đất là trung dung, trung hòa mà hành đạo, đắc đạo.
Về công truyền đạo đức nhân sanh: con người sống thì phải chung đụng với mọi người trong xã hội, muốn hòa thuận phải giữ tam cang, ngũ thường.
Nếu không hài hòa với nhau được, con người cần phải được giáo dục về nhân trí, tu thân. Trong tam đức: trí, nhân, dũng thì trí phải đứng hàng đầu. "Đạo thường trong thiên hạ có năm mối (ngũ luân) thi hành năm mối ấy thì phải có tam đức. Vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè, đó là năm đạo thường trong thiên hạ. Còn ba đức lớn trong thiên hạ là: trí, nhân, dũng."
Theo Khổng Tử cái tự nhiên Trời cho gọi là tính, thực hện tính đó gọi là Đạo. Nhưng đường Đạo phức tạp vì nhiều khi con người hành động sai với ý mình muốn. Do đó, Đạo phải mở lớp Hạnh Đường để điều chỉnh những sai lầm, giúp cho con người thấy được bản tính thiên phú của mình "suất tính chi vị đạo, tu đạo chu vị giáo".
Trong Tân Luật của Đạo Cao Đài chỉ nhấn mạnh giữ gìn tam cang, ngũ thường mà không nói đến ngũ luân. Thật ra, tam cang rút ra từ ba mối quan hệ đầu của ngũ luân. Chính Đức Khổng Tử thường chỉ nhấn mạnh đến quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ hơn hai quan hệ anh em và bạn bè.
Trong quan hệ quân thần thì "Vua lấy lễ mà sai khiến tôi (thần) tôi lấy trung mà thờ vua (quân)". Trong quan hệ phu phụ thì trên thuận dưới hòa.
Năm đạo thường (ngũ thường) của mỗi người trong xã hội là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Nếu giữ được năm con đường ấy thì gia đình an vui, xã hội trật tự.
Nhân là lòng thương người, giúp tha nhân thực hiện nhân tính. Nghĩa là lòng biết ơn con người, lấy đức báo đức, lấy lòng ngay thẳng ơn nghĩa thay oán thù, lợi lộc. "Vị lợi chỉ gây oán thù, chính vị nghĩa làm ra lợi". Lễ là tương kính tôn trọng lẫn nhau. Lễ hiểu rộng là quan hôn tang tế. Khổng Tử dạy Nhan Uyên: "Điều gì không phải lễ đừng nhìn, không phải lễ đừng nghe, không phải lễ đừng nói, không phải lễ đừng làm". Trí là sự sáng suốt nhận biết mọi vấn đề, hiểu rõ Nhân Đạo, Thiên Đạo Tín là trung tính, trung thành, ai cũng phải giữ chữ tín.
Tóm lại, "Người xưa muốn làm sáng cái đức sáng của mình trong thiên hạ, trước hết phải lo trị nước mình, muốn trị nước phải lo việc nhà cho chỉnh tề, muốn tề gia trước hết phải lo tu thân. Muốn tu thân trước hết phải giữ lòng ngay thẳng, muốn chính tâm phải thành ý, phải có tri thức thấu đáo, trí thấu đáo thì mới thành, ý thành thì tâm mới chính, tâm chính thì mới tu thân được. Tu thân rồi tề gia, tề gia rồi trị nước, trị nưới rồi mới bình thiên hạ. Từ Thiên tử tới thứ dân ai ai cũng phải lấy việc tu thân làm gốc".
Xem thế, Thiên Đạo hòa hợp với Nhân Đạo trãi qua quá trình tám bước (bát điều mục): cách vật, trí tri, thành ý, chánh tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Như thế chưa đủ, giáo sĩ muốn hoàn thành thiên chức của mình còn phải tôi luyện trí, nhân, dũng.
Trí là sự sáng suốt nhận biết mọi vấn đề hiểu rõ Nhân Đạo, Thiên Đạo. "Muốn nhân mà không muốn học thì bị cái ngu che mờ, muốn trí mà không muốn học thì bị cái sai trái che mờ, muốn trực mà không muốn học thì bị cái ương ngạnh che mờ, muốn dũng mà không muốn học thì bị cái loạn che mờ, muốn cương mà không muốn học thì bị cái bạo tàn che mờ". (Luận ngữ, Dương Hóa, 17). Thế nên, thiếu học kém trí khó mà tu thân, hiếu thảo, hòa đồng.
Nhân là lòng thương người, sửa mình theo lễ giáo, hạn chế dục vọng ích kỷ, hành động theo đạo đức. "Điều gì mình không muốn thì cũng đừng làm cho người khác". (Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân - Luật Ngữ, Nhan Uyên).
Dũng là ý chí biết xấu hổ cái sai, cái xấu của mình, dám từ bỏ và cương quyết làm điều thiện. "Kẻ ham học gần với đức trí, ham làm gần với đức nhân, biết hổ người gần với đức dũng. Ai biết ba điều ấy tức biết phép tu thân. Biết phép tu thân tức biết phép trị nhân, biết phép trị nhân tức biết phép trị quốc gia, thiên hạ" (Trung dung, chương 20).
Tóm lại, triết học Khổng Giáo ra đời vào thời Xuân Thu nhưng nó vượt khỏi không thời gian tồn tại giá trị đến ngày nay. Triết học ấy giúp cho Đạo Cao Đài làm nền tảng sống vững trong lòng người và giúp các nước Châu Á thành những con rồng kinh tế.
2.5 Tư tưởng triết học Lão giáo ảnh hưởng đến Cao Đài giáo.
Đạo giữ nhiệm vụ trọng tâm trong triết học Lão Tử. Đạo là nguyên lý vô danh tối thượng, sanh ra vạn vật. "Vạn vật trong trời đất sinh ra từ cái hữu, cái hữu từ cái vô danh mà ra".
Đức là sức mạnh, là sự thể hiện của Đạo. Đạo là nguyên lý phát sinh phát triển vạn vật. Đức là biểu hiện của đạo nơi sự vật. Mọi vật đều tôn đạo quí đức (ĐĐK, chương 51). Vậy, Đạo là cái nhờ đó mà mọi vật được sinh và Đức là cái mọi vật được định hình và đặt tên để trở thành nó mà phân biệt với cái khác. Sống hợp với tự nhiên là sống hợp với Đức với Đạo thường của Lão giáo. "hòa cùng đạo trời đất, hòa thì thường hữu, thường hữu thì sáng".
Đao bao gồm cái có lẫn cái không, động và tĩnh, âm và dương. Đạo không có cái gì cụ thể nhưng nhờ đạo mà có tất cả. "Trời được cái một mà trong, đất được cái một mà an, thân được cái một mà linh, suốt được cái một mà đầy, vạn vật được cái một mà hồi sinh".
Đạo mông lung "Mắt không thấy được, tại không nghe được, tay không nắm được, đón nó thì không thấy đầu, theo nó thì không thấy đuôi" (2). Lão Tử cho rằng: "Đạo trống rỗng đổ mãi không đầy, Đạo như vực thẳm, dường như tổ tiên của muôn vật".
Luật điều hòa thống nhất: theo lão Tử muôn vật đấu tranh để hòa hợp, bổ sung chớ không phải để tiêu diệt lẫn nhau. "Vạn vật cõng âm, bồng dương, khí xung nhau nhưng hòa nhau" (ĐĐK, ch. 42).
Luật cùng tắc biến: nhờ biến mà thông. Lão tử dạy: "Gió mát không suốt sáng, mưa lớn không suốt ngày" (ĐĐK, ch.25) và "khuyết thì tròn, cong sẽ ngay, trũng lại đầy, cũ sẽ mới" (ĐĐK, ch. 22)
Luật phản phục: "Quay trở về là cái động của Đạo" (ch. 40) "Đạt chỗ cùng cực lui không, giữ lòng thanh tịnh, vạn vật đều do đó mà ra. Ta lại thấy tất cả quay về, vạn vật trùng trùng, vật nào cũng quay về cội rễ của nó. Trở về cội rễ gọi là tịnh, gọi là phục mạng. Phục mạng gọi là đạo thường"
-Luật quân bình: cái dụng của đạo đức là giữ cho sự sinh hóa của vạn vật được quân bình không thái quá hay bất cập. Lão Tử nói : "Đạo Trời có khác gì cây cung giương lên, cao thì ép xuống, thấp thì nâng lên, đủ thì bớt, thiếu thì bù. Đạo Trời là bớt chỗ dư bù chỗ thiếu" (4). Lão Tử đã nhìn toàn bộ xã hội con người trong mối quan hệ biến chuyển không ngừng từ hiện hữu sang hư vô.
Giáo lý Cao Đài dạy: "Đạo Hư Vô, Sư Hư Vô" phải có cái tâm "vô chấp". Theo Đức Lục Tổ ngồi thiền chỉ là phương tiện chớ không phải là cứu cánh, muốn giải thoát thì chỉ "Kiến tánh thành Phật". René Foúeré cho rằng những kẻ tu thần thông mong người đổi xem như bậc dị nhân, phi thường là giả trá. Bà Bát Nương dạy : "Phải tìm cho được cái tịnh trong cái động"
Người tu thiền phải biết lấy dương âm (Càn Khôn) làm nồi lò, lấy Tam Bửu (tinh, khí, thần) làm thuốc để luyện nấu linh đơn. Tâm là lửa, Can là củi, tỳ là lò đất, phế là ấm nhôm, thận là nước; lấy cái đại đức đại hạnh trong chính bản thân ta mà bế ngũ quan, vận chuyển ngũ hành, để tâm hư không, dưỡng tinh hóa khí, dưỡng khí tồn thần, luyện thần hườn hư, đạt thành chánh quả.
Theo phương thuật các đạo sĩ về thần bí có lục thông, giáo lý Cao Đài chỉ nhận Thiên Nhãn thông tức thấy được mọi việc ngoài ngàn dặm và đại thần thông (lậu tận thông) tức vượt lên mọi phiền não, hoàn toàn không còn bị nghiệp chướng trói buộc nữa.
Nếu luyện Tam Bửu được thuần dương thì "Hữu tinh thần hựu dưỡng tinh thần, tinh thần bổn thị Linh đơn dược" là thuốc trường sanh vậy. Lúc ấy, Đức Lão Tử nói: "không ra khỏi ngõ mà biết việc thiên hạ. Không trông ra cửa vẫn biết Đạo Trời" (Bất xuất hộ trí thiên hạ. Bất khuy dũ, trí Thiên Đạo).
Tóm lại, tịnh luyện trong Đạo Cao Đài là một chiết trung tổng hợp : thiền định.
Chương 3
ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC CAO ĐÀI GIÁO ĐẾN XÃ HỘI HIỆN TẠI
    1. Tác động đến lối sống đạo đức.
Triết học Cao Đài chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các nền tư tưởng triết học Phật, Lão, Nho giáo nên trong tất cả các bài giảng, kinh thánh của Cao Đài đều chứa đựng nội dung kêu gọi con người tu tâm tích đức, làm nhiều việc tốt. Trong đời sống tôn giáo của người tín đồ đạo Cao Đài, họ chú trọng việc giữ gìn đạo đức theo chuẩn mực Nho giáo như Tam cương, Ngũ thường, Tam tòng, Tứ đức được chỉ dạy theo Tân luật, Pháp Chánh truyền,... Tín đồ đạo Cao Đài tham gia sinh hoạt tôn giáo bởi họ được tu dưỡng về đạo đức. Qua kết quả khảo sát năm 2003 của Ban Tôn giáo Chính phủ: “trong 1.500 tín đồ được hỏi có 86,9% cho rằng theo đạo Cao Đài tìm thấy được giá trị đạo đức văn hoá”.

Hình 3.1 Tư tưởng triết học Cao Đài ngày nay vẫn giữ được niềm tin trong nhân dân.
Trong phương châm hành đạo của đạo Cao Đài, người tín đồ đạo Cao Đài được chỉ dạy đối đãi, giao thiệp với người ngoài đạo phải có lòng từ bi, thương yêu, lấy sự trung thực để bày tỏ cái tâm của người có đạo: “Trong đường giao thiệp, ta cần phải lấy hết tấm lòng bác ái, đem hết tấc dạ chí thành, mà đối đãi nhau, thì đạo tâm ta mới biểu lộ ra cái gương chân chánh”.
Người tín đồ đạo Cao Đài phải tuân theo chức sắc trong việc tu hành, ngoài ra người tín đồ, cũng như chức sắc phải tuân theo Tân luật của Đạo. Đó là phải làm lành lánh dữ, ăn ở ngay thật không làm điều thất đức, đồng thời phải cứu nhơn độ thế, giúp đỡ người khó khăn hoạn nạn. Không những vậy mà người tín đồ Cao Đài còn phải trau dồi đức hạnh, biết khiêm nhường, nhẫn nại, hòa thuận, kiên tâm, thanh liêm trong cuộc sống.
Đạo Cao Đài luôn nêu cao ý thức công dân cho người tín đồ, căn dặn bổn phận của người công dân phải biết yêu nước, yêu dân tộc, chấp hành pháp luật, không trộm cướp, biết giữ quy giới của Đạo, một lòng với gia đình, có tinh thần thương yêu con người. Đó là trách nhiệm, bổn phận mà người tín đồ Cao Đài phải thực hiện theo lối sống đạo đức, văn minh của người tu hành chân chính. Trong cuốn sách Giáo lý Đại Đạo của Tiếp pháp Trương Văn Tràng có viết:
“Là một phần tử trong nước, người công dân phải giữ tròn bổn phận của mình. Yêu nước nhà, mến giống nòi, thuế sưu đóng đủ đừng toan kế tà, chẳng nên vầy đoàn, hiệp lũ gây việc trộm cướp, phá xóm, phá làng. Ở trong quốc gia phải tuân hành luật nước, ở trong Đạo phải giữ qui điều giới luật của Hội thánh và phải kiêng sợ luật Trời báo ứng. Rồi cứ một lòng bảo hộ gia đình, tương thân, tương ái với người xã hội, góp công vào việc thuần phong, mỹ tục, an cư lạc nghiệp của giống nòi”.
Kết luận
Đạo Cao Đài ra đời năm 1926 tại Tây Ninh, do một số quan lại, công chức, địa chủ sáng lập. Mục đích của Đạo Cao Đài nhằm “làm sao cho nhơn loại được cộng hưởng cuộc hòa bình như buổi trước”.Sự ra đời của đạo Cao Đài là một sự tất yếu của xã hội miền Nam Việt Nam vào những năm đầu của thế kỷ 20. Nam Bộ là vùng đất rộng, chưa khai phá hết, con người chất phác, phóng khoáng. Cư dân chủ yếu là những người ở vùng khác đến khai hoang, lập nghiệp nên họ có lòng kính thờ các Đấng Thiêng liêng, nhất là Tam giáo (Khổng giáo, Lão giáo, Phật giáo) là các tôn giáo của người phương Đông. Với những tư tưởng chính trong tam giáo. Đã kêu gọi con người tu tâm dưỡng tánh, từ bi bác ái. Nam Bộ thời kỳ này dưới sự cai trị của thực dân Pháp nên chịu áp lực nặng nề của sự áp bức, bóc lột và tư tưởng văn hóa phương Tây du nhập. Ngay từ những năm đầu thành lập, đạo Cao Đài rất chú trọng đến đạo đức, dân trí và nếp sống văn hóa giúp cho chức sắc, tín đồ nâng cao về tri thức, tu dưỡng đạo đức và lối sống văn minh. Đạo Cao Đài đã góp phần hình thành lối sống đạo đức, văn hóa, văn minh trong cư dân Nam Bộ.
Với 2,5 triệu tín đồ hiện nay, đạo Cao Đài vẫn là một thực thể khách quan tồn tại cùng với xã hội đương thời. Đảng, Nhà nước luôn quan tâm vấn đề tôn giáo và ghi nhận những đóng góp của tôn giáo trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đạo Cao Đài là tôn giáo sinh ra tại Việt Nam nên mang đặc điểm, tính chất của dân tộc. Các phái Cao Đài hiện nay đều xây dựng đường hướng hành đạo tiến bộ, hoạt động gắn bó với dân tộc nên trong quá trình quản lý, chính quyền các cấp cần quan tâm và tạo điều kiện cho đạo Cao Đài hoạt động đúng với những nội dung tiến bộ trong giáo lý, giáo luật của tôn giáo. Đạo đức tôn giáo có những nội dung phù hợp với đạo đức của người Cộng sản, phát huy những giá trị văn hóa của đạo Cao Đài để giáo dục con người có lối sống đạo đức trong sáng, đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, đồng thời vận động chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài tích cực tham gia các hoạt động văn hóa ở cơ sở.




Tài liệu tham khảo:
[1] Bài viết “Đạo cao đài qua cái nhìn triết học” xuất bản trong HẢI PHONG Tập san Khoa học Xã hội Nhân văn số 5/1997 Website: http://www.triethoc.info/2014/02/ao-cao-ai-qua-cai-nhin-triet-hoc.html
[2] Bài viết “Đạo cao đài” trong bách khoa toàn thư mở Wikipedia. Website: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1o_Cao_%C4%90%C3%A0i
[3] Bài viết “Ảnh hưởng của đạo Cao Đài”. Website:
https://khotrithucso.com/tai-tai-lieu/1abdde228a43da91ef269b716a03708a
[4] Bài viết “Vũ trụ quan nhân sinh quan Cao Đài”. Website:
[5] Bài Viết “Khái quát về đạo Cao Đài”. Website:

Và một vài nguồn tư liệu khác.

1 comment:

  1. Bài tiểu luận cho môn triết học đó hả Trọng

    ReplyDelete

Cách tính BW và latency trong 1 hệ thống SoC sử dụng chuẩn giao tiếp AXI protocol

Tác giả:  TrongTran Ngày:  31/12/2019 Nếu bạn nào đang làm về verification cho system performance (ST) thì bài này sẽ bổ ích cho bạn. Ngày ...